Sách - Hướng dẫn ôn tập môn Ngữ văn 8 - 47 Đề tự luận Đọc - Viết (Theo định dạng mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo)
THÔNG TIN CHI TIẾT Sách - Hướng dẫn ôn tập môn Ngữ văn 8 - 47 Đề tự luận Đọc - Viết (Theo định dạng mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo)
Tác giả: Đào Phương Huệ (Chủ biên) - Trần Thị Kim Hạnh
Số trang: 303
Khổ giấy: 19 x 26.5 cm
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
NỘI DUNG Sách - Hướng dẫn ôn tập môn Ngữ văn 8 - 47 Đề tự luận Đọc - Viết (Theo định dạng mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo)
Để đáp ứng kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của các tỉnh/ thành, học sinh (theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) cần được luyện đề trên ngữ liệu mới nhằm nâng cao tốc độ đọc và kỹ năng xử lí thông tin, huy động kiến thức để viết đoạn, viết bài từ lớp 8. Và cũng để học sinh làm quen và giải thi theo đề định dạng đề mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo, chúng tôi đã thiết kế bộ sách:
Hướng dẫn ôn tập môn Ngữ văn 8 - 47 đề tự luận đọc - viết
Bộ sách bám sát yêu cầu cần đạt của Ngữ văn 8 - Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của Bộ Giáo dục & Đào tạo (ngày 29/12/2023):
1. Đọc hiểu: Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, thuộc một trong ba loại: Văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin.
2. Viết (đoạn 140 chữ; văn bản 400 chữ) với các thể loại đã được quy định trong chương trình Ngữ văn 8:
- Viết bài văn kể lại chuyến đi/ hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm.
- Viết văn bản nghị luận xã hội: Văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục;
- Viết văn bản nghị luận văn học: Bài phân tích một tác phẩm văn học (nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghị luận được dùng trong tác phẩm); viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.
- Viết văn bản thông tin: Bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên/ giới thiệu một cuốn sách; văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống.
3. Kết hợp các kiểu văn bản của chương trình Ngữ văn lớp 8 trong một đề Đọc hiểu - Viết
+ Đảm bảo có đầy đủ 3 thể loại văn bản trong một đề.
+ Đảm bảo học sinh không thể học tủ.
+ Đảm bảo đánh giá năng lực học sinh một cách khách quan.
4) Tổng độ dài của:
- Các ngữ liệu trong đề thi: không quá 1000 chữ.
- Độ dài của đề: không quá 03 trang.
Cuốn sách gồm có 3 nội dung lớn
PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
- Cung cấp tri thức cơ bản và chuyên sâu kiến thức tiếng Việt, lí luận văn học.
- Cung cấp tri thức cơ bản và chuyên sâu về thể loại, làm nền tảng cho đọc hiểu.
PHẦN HAI: GIỚI THIỆU BỘ ĐỀ
- Ngữ liệu không nằm trong ba bộ SGK hiện hành (tối đa 1100 chữ).
- Câu hỏi bám sát định dạng cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục & Đào tạo (đủ 3 bậc tư duy).
PHẦN BA: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VÀ GỢI Ý GIẢI ĐỀ
- Với câu hỏi phần đọc hiểu: có định hướng gợi ý cho câu hỏi mở
- Với phần viết: có gợi ý và biểu điểm.
Chúc các em học sinh ôn tập hiệu quả. Chúc thầy, cô giáo hướng dẫn học sinh ôn tập thật tốt.
#stk #sachthamkhoalop8 #sachquangloi